Có nên mở xưởng gỗ công nghiệp không?
- Đây chính là câu trả lời cho câu hỏi bạn muốn mở xưởng sản xuất đồ gỗ để làm gì? Bạn muốn kinh doanh sản xuất đồ nội thất hay kinh doanh bán lẻ.
- Đôi khi không có xưởng thì các công trình sẽ bị động vì phụ thuộc khá lớn vào tiến độ của xưởng đối tác.
- Chậm hoàn thành thi công cho khách hàng do bên xưởng gia công chuyển đến muộn.
- Mở xưởng nội thất sẽ khắc phục được vấn đề trên, doanh nghiệp chủ động hơn trong vấn đề hoàn thành công trình và giao dịch với khách hàng.
- Khi mở một xưởng sản xuất đồ nội thất, bạn cũng có thể đảm bảo rằng mình cung cấp đồ nội thất chất lượng cao nhất cho khách hàng.
Việc mở xưởng sản xuất gỗ công nghiệp là một bước đi quan trọng giúp doanh nghiệp nội thất chủ động hơn trong quá trình sản xuất, đảm bảo chất lượng sản phẩm và tối ưu tiến độ thi công. Tuy nhiên, để vận hành một xưởng nội thất gỗ công nghiệp hiệu quả, doanh nghiệp cần nắm rõ các khoản chi phí đầu tư ban đầu. Dưới đây là 10 loại chi phí mở xưởng gỗ công nghiệp quan trọng mà bạn cần tính toán trước khi mở xưởng.

10 loại chi phí mở xưởng gỗ công nghiệp bao gồm những gì?
Chúng tôi sẽ giúp bạn liệt kê rõ ràng và chi tiết nhất có thể những khoản chi phí mà bạn sẽ cần đầu tư khi mở xưởng chế biến gỗ. Chắc chắn sẽ giúp bạn đưa ra được quyết định tốt nhất cho mình.
1. Chi phí thuê kho xưởng
Để tối ưu khoản chi phí thuê mặt bằng kinh doanh, mọi người sẽ tìm mặt bằng cách xa khu vực dân cư đông đúc, vừa là để có không gian thoải mái sản xuất không sợ làm phiền vừa là tối ưu chi phí thuê hàng tháng hiệu quả hơn.
Chi phí thuê xưởng thông thường sẽ là khoản chi phí cố định – thời gian cho thuê nhà xưởng khoảng từ 3-5 năm và sẽ có 1 khoản chi phí đặt cọc – thông thường chủ nhà xưởng sẽ yêu cầu mình đặt cọc 2-3 tháng tiền thuê nhà xưởng, và tiền thuê mỗi tháng bạn vẫn phải trả như thông thường nên tất nhiên bạn sẽ phải dự trù chi phí cho khoản này.
2. Chi phí đầu tư máy móc sản xuất nội thất
Chi phí mở xưởng mộc không thể không nhắc tới chi phí đầu tư máy móc. Tuỳ theo quy mô xưởng của bạn mà máy móc có thể là cao cấp hay tầm trung, nhìn chung chi phí máy móc tốn rất nhiều tiền đầu tư khoảng 250 triệu – 700 triệu hoặc lên tới tiền tỷ nếu mạnh dạn đầu tư.
3. Chi phí nguyên vật liệu
Máy móc đã phát triển rồi cần phải có nhiều loại vật liệu để sản xuất. Hiện nay, vật liệu gỗ tự nhiên đang lên ngôi và ứng dụng trong nhiều lĩnh vực của cuộc sống, giá thành phù hợp với thu nhập của nhiều người dân. Ngoài ra, gỗ cao cấp như gỗ óc chó cũng là một phần rất quan trọng trong phong cách chơi gỗ hạng sang của người có tiền.
Trong khoản chi phí đầu tư mở xưởng gỗ thì chi phí vật liệu sẽ chiếm tỷ trọng khoảng 5-10% trong tổng chi phí, do đó cần phải tính toán thật kỹ.
4. Chi phí nhân công sản xuất
Chi phí mở xưởng gỗ cần có chi phí thuê mướn nhân công sản xuất. Khoản này sẽ chiếm tỷ trọng khoảng 12-15% so với dự toán ban đầu.
Setup một đội thợ cơ bản bao gồm thợ cắt, thợ dán, thợ khoan, thợ lắp ráp, vệ sinh nhà xưởng, người quản lý xưởng thì có thể chi từ vài chục tới trăm triệu. Ngoài ra còn lương cho khối văn phòng, lương nhân viên khối MKT, sale để tìm khách hàng cho xưởng.
5. Chi phí đầu tư không gian xưởng
Các khoản chi phí setup khu vực làm việc tại xưởng đối với khối kế toán, dự toán, kỹ sư, công nhân sẽ cần các chi phí như bàn ghế, máy in, máy tính, điều hoà, văn phòng phẩm… cũng là một khoản tuy không lớn nhưng chắc chắn trong quá trình kinh doanh xưởng gỗ bạn sẽ cần đến.
6. Chi phí thủ tục
Chi phí để làm các thủ tục mở doanh nghiệp, báo cáo tài chính…. cái này bạn có thể mất một khoản phí nhỏ nếu sử dụng dịch vụ bên ngoài, nếu không bạn có thể giao cho kế toán làm, điều này sẽ hơi mất thời gian một chút.
7. Chi phí mua các phần mềm (kế toán, sản xuất)
Hiện tại khi mở xưởng sản xuất gỗ thì muốn có năng suất cao chắc chắn không thể nào thiếu được phần mềm, mẫu chạy tự động hoá giúp tạo ra số lượng nhanh và chuẩn xác nhất. Chính vì thế phần này cũng cần thiết nếu muốn phát triển dài lâu. Đây là thời đại 4.0 nên việc ứng dụng các phần mềm để quản lý máy móc là cần thiết.
8. Chi phí PCCC
Chi phí này rất cần thiết để phòng tránh những rủi ro xảy ra không đáng có. Hoàn tất chi phí này bạn sẽ có đầy đủ bình chữa cháy, bình CO2, bảng tiêu lệnh chữa cháy cùng bộ hồ sơ PCCC có chứng thực đầy đủ nhé.
9. Chi phí bảo hiểm cho xưởng
Vì xưởng sản xuất nội thất gỗ công nghiệp thường hoạt động với máy móc công suất cao, nên cần hệ thống cháy nổ và báo cháy. Thủ tục phòng cháy chữa cháy và bảo hiểm kho xưởng sản xuất là vô cùng cần thiết. Để được mua bảo hiểm cần chú ý việc chọn thuê kho xưởng đủ PCCC và thẩm duyệt.
10. Chi phí dự phòng
Đây là khoản kinh phí dự phòng nếu tình hình hoạt xưởng không được suôn sẻ thì bạn vẫn có kinh phí để chi trả cho thuê nhân công, mở rộng MKT tìm kiếm khách hàng hay những khoản thưởng nóng động viên khích lệ tinh thần anh em làm việc.
Mở xưởng gỗ hết bao nhiêu tiền phụ thuộc vào mức độ đầu tư của bạn như thế nào. Nếu bạn muốn mở xưởng với quy mô nhỏ lẻ thì khoản tiền tầm 200 – 400 triệu là ổn rồi sau đó sẽ mở rộng dần nhưng nếu bạn muốn bài bản ngay từ đầu bạn có thể đầu tư lớn và chuyên nghiệp hơn nữa với khoảng 800 triệu đến hơn 1 tỷ.
Kinh nghiệm “Vàng” mở xưởng gỗ công nghiệp hiệu quả
1. Xác định mục tiêu
Trước tiên và quan trọng nhất là cần xác định rõ mục tiêu, hướng phát triển, có kế hoạch chiến lược ngắn hạn, dài hạn đối với xưởng sản xuất của mình. Mục tiêu được xác định rõ và nhất quán thì sẽ rút ngắn thời gian đưa xưởng sản xuất đi vào quỹ đạo phát triển, tạo lợi nhuận, doanh số.
Mục đích thành lập xưởng sản xuất gỗ công nghiệp của bạn là gì?
- Bạn muốn nhận được đơn hàng từ các đối tác thiết kế và gia công sản phẩm? – Sản phẩm đến tay người tiêu dùng thông qua khâu trung gian.
- Bạn muốn là đơn vị sản xuất và trực tiếp cung cấp sản phẩm đến người tiêu dùng, không thông qua trung gian.
- Xưởng mộc của bạn được lập ra với mục tiêu tăng sản xuất kinh doanh và thúc đẩy xuất khẩu.
- Bạn đã có một công ty thiết kế kiến trúc, nội thất và mong muốn thành lập xưởng sản xuất nhằm mở rộng thêm lĩnh vực kinh doanh, trực tiếp trở thành nhà thầu thi công cho những sản phẩm do công ty bạn thiết kế.
Và xưởng sản xuất của bạn sẽ ở quy mô như thế nào? Công ty, doanh nghiệp, liên doanh hay hộ cá thể?
2. Nguồn vốn đầu tư
Bao gồm các loại chi phí đã đề cập ở trên như: chi phí mặt bằng, chi phí thiết kế thi công xưởng gỗ, chi phí trang thiết bị máy móc, chi phí nguyên vật liệu, chi phí nhân công, kỹ thuật, thuế…
3. Mặt bằng mở xưởng
Diện tích mặt bằng khoảng trên 300m2 là đủ cho một xưởng gỗ công nghiệp quy mô nhỏ. Diện tích mặt bằng cũng sẽ phải thay đổi theo quy mô sản xuất của từng xưởng. Chính vì vậy khi chọn mặt bằng là phải tính đến tương lai. Nên lựa chọn vị trí dễ phát triển, mở rộng quy mô về sau này, hạn chế việc phải di chuyển, tốn thời gian.
Do thuê dài hạn, nên bạn nhớ cần phải có hợp đồng thuê, biên lai chuyển khoản cọc thuê, và yêu cầu họ xuất hoá đơn tài chính để trừ khoản tiền này vào chi phí hoạt động nhé.
Xưởng sản xuất gỗ thông thường sẽ có tiêu chuẩn là có sân trước, sâu sau và khu vực xưởng sản xuất nằm chính giữa với những hệ thống mái vòm cao để che chắn.
Chọn vị trí xa khu dân cư, trường học, bệnh viện để tránh ô nhiễm, khói bụi… Tuy nhiên cũng phải là nơi có hệ thống giao thông đi lại thuận lợi để đưa vật liệu, sản phẩm đến xưởng.
4. Các loại máy làm gỗ công nghiệp
Để đưa vào vận hành, tất các xưởng gỗ công nghiệp phải chuẩn bị cho mình đầy đủ những trang thiết bị máy móc cần thiết. Tuỳ theo nhu cầu và nguồn kinh phí đầu tư để chọn lựa máy móc thích hợp.
Một gợi ý nhỏ để setup máy móc cho xưởng nội thất gỗ công nghiệp như: máy cưa bàn trượt, máy cnc cắt ván công nghiệp, máy dán cạnh, máy khoan liên kết.
>>> Mở xưởng nội thất cần máy móc gì? Kinh nghiệm tư vấn mở xưởng mộc hơn 21 năm
5. Nguyên vật liệu sản xuất
Bạn cần lựa chọn nguyên liệu phù hợp với nhu cầu sản xuất sản phẩm, khả năng đáp ứng tiêu chuẩn chất lượng, phân khúc giá thành trên thị trường. Gỗ công nghiệp được sản xuất từ phần lớn nguyên liệu dư thừa, nguyên liệu tận thu, nguyên liệu tái chế hoặc phần ngọn, cành của gỗ tự nhiên. ngoài ra cũng có các nguyên liệu dưới dạng gỗ của rừng trồng tự nhiên.
Thay vì bắt đầu từ khâu nhập nguyên liệu gỗ thô, các xưởng sản xuất cũng có thể nhập khẩu sẵn nguyên liệu gỗ công nghiệp bao gồm: gỗ ván dăm, gỗ MDF, gỗ HDF, gỗ dán, gỗ nhựa, gỗ ghép.
Một số bề mặt phủ hay sử dụng là: bề mặt Melamine, bề mặt laminate, bề mặt veneer, bề mặt nhựa vinyl…
Nếu xưởng nhỏ, tốt nhất nên nhập nguyên liệu phổ biến, giá cả hợp lý và sản xuất sản phẩm có tính phổ biến.
6. Đội ngũ nhân viên kỹ sư
Nếu máy móc, thiết bị, nhà xưởng, vật liệu là yếu tố CẦN thì đội ngũ nhân viên, kỹ sư cũng là yếu tố CẦN THIẾT để duy trì hoạt động và thúc đẩy sự phát triển của xưởng sản xuất nội thất công nghiệp.
Những vị trí quan trọng như lắp ráp, đứng máy. .. bắt buộc phải là kỹ sư có kinh nghiệm, tay nghề. Còn các vị trí như cắt, mài, khoan. .. thì có thể sử dụng nhân công phổ thông.
7.Các thủ tục pháp lý
Thủ tục thành lập xưởng gỗ đã có theo hướng dẫn tại Nghị định số 43/2010/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp. Các tổ chức, cá nhân, hộ kinh doanh phải có Giấy chứng nhận kinh doanh (theo từng loại hình) thì xưởng gỗ mới có đầy đủ điều kiện hoạt động. Vì vậy, muốn đưa xưởng gỗ đi vào hoạt động, chủ kinh doanh phải đáp ứng đủ các điều kiện về pháp lý.
8. Kinh nghiệm vận hành, duy trì xưởng sản xuất
Quản đốc phân xưởng, giám đốc điều hành cần phải trau dồi cho mình những kỹ năng về nhân sự, công việc, hàng hoá. Có thể bao quát và sâu sát với tình hình sản xuất của doanh nghiệp, tìm ra hướng đi phù hợp với xu thế của thị thường.
Một số tố chất mà người quản lý cần có:
- Nắm được cụ thể số lao động trong từng phòng ban, phân chia công việc ở các bộ phận một cách hợp lý.
- Đặt ra chỉ tiêu đối với từng phòng ban, cá nhân, bộ phận.
- Kiểu soát tiến độ và chất lượng công việc của các bộ phận.
- Phân tầng, có phương án bố trí số lượng nhân sự phù hợp.
- Xử lý dứt điểm mọi vấn đề, không để tồn đọng.
- Có cơ chế thưởng rõ ràng.
- Tạo niềm tin với nhân viên.
9. Thị trường tiêu thụ
Sản xuất hàng loạt nhưng vẫn không có thị trường đầu ra thuận tiện. Nguyên nhân chủ yếu là tính chuyên nghiệp và uy tín thương hiệu không có, trong khi đó đã có quá nhiều ông lớn trong ngành. Đây là vấn đề chung của nhiều xưởng gỗ công nghiệp khi mới chính thức bước vào nghề. Bởi vậy khi toàn bộ các khâu ở trên đã được thực hiện kỹ lưỡng, chỉn chu thì chủ xưởng cũng phải có kế hoạch phát triển, mở rộng thị trường đầu ra cho sản phẩm của mình.
Thị trường xuất khẩu có thể là công ty bất động sản, đơn vị thiết kế thi công, hệ thống đại lý, phân phối, xuất khẩu sang thị trường nước ngoài. Tuy nhiên để sản phẩm lấy được niềm tin của khách hàng thì đòi hỏi chủ đầu tư cần có sản phẩm chất lượng tốt, mẫu mã đẹp, sang trọng, có chiến lược truyền thông marketing phù hợp, đúng phân khúc.
Quy trình sản xuất đồ gỗ nội thất công nghiệp
Bước 1: Thống nhất với khách hàng về ý tưởng và kích cỡ sản phẩm
Bước 2: Lên thiết kế sản phẩm tính số lượng ván và phụ liệu
Bước 3: Xuất file cho máy cnc chạy (nếu không có máy cnc chạy thì chuyển qua bước 4)
Bước 4: Xẻ ván theo kích cỡ và số liệu đã lên bản vẽ
Bước 5: Dán cạnh để bảo vệ chống xâm hại của mối mọt hoặc tác nhân khác
Bước 6: Khoan lỗ tạo liên kết, lắp ván
Bước 7: Láp ráp thành phẩm
Máy móc làm nội thất gỗ công nghiệp
Mở cơ sở sản xuất, chế biến gỗ thì cần những loại máy gì? Mua ở đâu? Đây có lẽ là câu hỏi của nhiều người khi mới bắt đầu kinh doanh nhà xưởng. Để giải đáp những câu hỏi trên, CNC Nesting Line mang đến cho các bạn thông tin dưới đây.
Máy cắt nghiêng bàn 45 độ – SM 32
Cắt ván là công đoạn đầu để xử lý kích thước ván đạt tiêu chuẩn theo kích thước bản vẽ thiết kế. Cabinetmaster phân phối máy cưa bàn trượt với chức năng cắt ván chuyên nghiệp, dòng máy có 2 lưỡi cưa, đảm bảo bề mặt ván sau xử lý phẳng, mịn trước khi chuyển sang giai đoạn xử lý kế tiếp.
Máy CNC Router 1 đầu thay dao thẳng – PRO R1B
Đối với xưởng sản xuất thường xuyên sản xuất những đơn hàng lớn nên đầu tư máy CNC để cắt ván liên tục theo bản thiết kế tích hợp phần mềm dán mã vạch sẽ giảm bớt nhân lực, tự động hoá quy trình sản xuất.
Máy dán cạnh tự động 7 chức năng – SM 450
Dán cạnh ván là bước cuối cùng không thể thiếu đối với dây chuyền sản xuất nội thất ván công nghiệp giúp tăng tính thẩm mỹ cho cạnh ván.
Đối với một dây chuyền sản xuất nội thất ván công nghiệp hoàn chỉnh, máy dán cạnh 7 chức năng sẽ là giải pháp tối ưu giúp tiết kiệm được không gian cho nhà xưởng có diện tích nhỏ hẹp, giúp tiết kiệm chi phí nhưng vẫn đáp ứng đầy đủ nhu cầu sản xuất.
Máy khoan hồng ngoại – UNI 3000/2
Công đoạn khoan, tạo rãnh để tạo kết nối giữa các tấm ván với nhau, máy móc ở công đoạn này cần đảm bảo khoan, cắt chuẩn xác từng chi tiết, đảm bảo việc lắp đặt và hoàn thiện được nhanh chóng nhất.
Máy khoan ngang UNI 3000/2 gồm nhiều chức năng như: khoan lỗ, phay rãnh, phay bản lề.. sẽ đảm bảo được hiệu suất công việc và giảm nhiều chi phí thuê nhân công.
Thiết bị – vật tư không thể thiếu trong xưởng nội thất
Hệ thống khí nén
Thực hiện hút khí từ môi trường bên ngoài và dự trữ trong bình chứa hơi với áp lực khí tương đối lớn. Khí từ bình hơi sẽ được cấp đến những dụng cụ cần để máy làm việc. Đây là dụng cụ hỗ trợ đắc lực khi vận hành máy cnc cưa – cắt – xẻ gỗ tự động.
Máy hút bụi
Trong quá trình sản xuất nội thất, khoan cắt ván – gỗ. .. thì một lượng lớn bụi, mùn gỗ sẽ được sinh ra; chính vì vậy, phải có hệ thống thu, hút bụi nhằm bảo vệ vật liệu được sạch, chống bụi bặm ảnh hưởng đến sức khoẻ, môi trường cũng như tính thẩm mỹ của sản phẩm.
Bên cạnh các máy móc chuyên dụng cho công nghiệp, xưởng sản xuất nội thất gỗ cũng cần lắp đặt thêm hệ thống hút bụi bằng khí nén để máy có thể làm việc hiệu quả. Đối với layout này, Cabinet Master sử dụng 3 cái hút bụi 2 túi 5.5 kw và 1 bộ nén khí 10HP.
Tại sao nên đầu tư máy móc hiện đại vào quy trình sản xuất?
Việc đưa máy móc thiết bị sản xuất đồ gỗ tiên tiến vào sản xuất, với máy móc thiết bị hiện đại, doanh nghiệp sẽ tiết kiệm được chi phí nguyên vật liệu trên một đơn vị sản phẩm, ít tiêu hao nhiên liệu hơn, giảm phế phẩm, tiết kiệm chi phí nhân công. Từ đó góp phần hạ giá thành sản xuất sản phẩm, chất lượng, mẫu mã đẹp hơn có sức cạnh tranh cao trên thị trường.
CNC Nesting Line – Nhà cung cấp máy chế biến gỗ hàng đầu
CNC Nesting Line là nhà sản xuất máy chế biến gỗ uy tín tại Việt Nam với hơn 21 năm kinh nghiệm. Chúng tôi được các doanh nghiệp trong và ngoài nước tin tưởng và chọn lựa. CNC Nesting Line có đội ngũ kỹ sư vững, nhiều công nhân kỹ thuật lành nghề, trẻ trung, đầy sáng tạo, rất năng động cộng với kinh nghiệm tích luỹ thực tiễn làm việc tại các nhà máy gỗ cũng như tại các công ty chuyên sản xuất máy chế biến gỗ trước đây.
Tư vấn dây chuyền sản xuất gỗ công nghiệp
Với kinh nghiệm hoạt động hơn 21 năm trong lĩnh vực sản xuất và phân phối thiết bị ngành gỗ. CNC Nesting Line luôn tự tin là đơn vị tiên phong trong thiết kế – sản xuất – cung cấp thiết bị dây chuyền sản xuất.
- Hotline hỗ trợ tư vấn nhanh: 0903 600 113
- Email: info@quocduy.com.vn
- Địa chỉ showroom: 401 Tô Ngọc Vân, Phường Thạnh Xuân, Quận 12, TP.HCM
Lời kết.
Mở xưởng gỗ công nghiệp cần vốn đầu tư từ 200 triệu – hơn 1 tỷ đồng, tùy quy mô và nhu cầu. Việc lập kế hoạch tài chính chi tiết sẽ giúp doanh nghiệp tối ưu nguồn vốn, giảm thiểu rủi ro và đảm bảo lợi nhuận lâu dài. Nếu bạn đang có ý định mở xưởng, hãy cân nhắc kỹ 10 loại chi phí mở xưởng gỗ công nghiệp trên để có sự chuẩn bị tốt nhất!